Du lịch Ninh Bình bứt tốc tăng trưởng
4 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Ninh Bình đã có sự bứt tốc tăng trưởng mạnh mẽ, với những con số ấn tượng.
Có 82 kết quả được tìm thấy
4 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Ninh Bình đã có sự bứt tốc tăng trưởng mạnh mẽ, với những con số ấn tượng.
Mùa Xuân là mùa du lịch Ninh Bình bước vào thời điểm đẹp nhất, nhộn nhịp nhất trong năm. Với những chuyến du xuân thuận lợi trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã mang đến những tín hiệu tốt lành về một năm nhiều khởi sắc và thành công của ngành Du lịch Ninh Bình.
Năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đón 6,6 triệu lượt, khách quốc tế đón 900 nghìn lượt. Đến tháng 11, ngành Du lịch Ninh Bình đã “về đích” sớm với lượng khách quốc tế đạt 1,08 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay; chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách ở cả thị trường quốc tế và trong nước, khẳng định vị thế điểm đến hàng đầu việt nam. Mặc dù chưa xảy ra tình trạng quá tải ở những vùng trọng điểm nhưng tỉnh Ninh Bình đã chủ động lường đón bằng cách xây dựng các sản phẩm du lịch, điểm đến vệ tinh. Một trong những địa phương được ngành du lịch Ninh Bình lựa chọn để khai thác phát triển là huyện miền núi Nho Quan. Điều này mang lại màu sắc đa dạng, phong phú cho sản phẩm du lịch của Ninh Bình, góp phần phát triển bền vững cho ngành "công nghiệp không khói" của tỉnh.
Trong 8 tháng năm 2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón trên 6,8 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 828.000 lượt, gần gấp đôi cả năm 2023
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nổi bật là Quần thể danh thắng Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long… Ninh Bình có nhiều lợi thế phát triển loại hình du lịch sinh thái-du lịch xanh, hình sản phẩm du lịch đặc thù, có tính khác biệt và khả năng cạnh tranh cao.
Những thành tự của ngành du lịch Ninh Bình sau 10 năm thực hiện sự chỉ đạo, định hướng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Ninh Bình cần tập trung phát triển du lịch, dịch vụ theo đúng tiềm năng thế mạnh. Đây là hướng công nghiệp hóa của Ninh Bình" chính là tình cảm, là lời tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình đối với đồng chí Tổng Bí thư.
Chiều 8/7, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Chương trình ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2030. Đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.
Du lịch Ninh Bình đang hồi sinh mạnh mẽ sau thời gian gián đoạn vì dịch COVID-19, dần trở thành điểm đến thân thiện, hấp dẫn được đông đảo du khách trong nước và quốc tế lựa chọn. Tuy nhiên, ngành Du lịch Ninh Bình cũng không tránh khỏi yếu tố mùa vụ trong hoạt động du lịch. Để kích cầu du lịch mùa thấp điểm, ngoài áp dụng các chính sách ưu đãi đơn thuần, Ninh Bình đang tập trung phát huy giá trị tài nguyên địa phương. Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc phỏng vấn với đồng chí Phạm Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Du Lịch để làm rõ hơn vấn đề này.
Được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng ngành Du lịch Ninh Bình lại có đặc thù dựa nhiều vào môi trường tự nhiên trên nền tảng lịch sử văn hóa bản địa. Vì thế, để phát triển du lịch bền vững thì không thể "ăn xổi" mà tất yếu phải đi theo hướng du lịch xanh. Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với bà Dương Thị Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình để làm rõ hơn nội dung này. Sau đây là nội dung trao đổi.
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các khu, điểm du lịch của tỉnh thu hút rất đông du khách đến tham quan, chiêm bái. Đây là tín hiệu vui báo hiệu một năm khởi sắc của ngành Du lịch Ninh Bình.
Năm 2023, cùng với các điểm du lịch trong toàn tỉnh như Khu du lịch danh thắng Tràng An, hang Múa, Tam Cốc-Bích Động..., Khu du lịch sinh thái Thung Nham đã tạo bứt phá ấn tượng về lượng khách cũng như doanh thu với 423.261 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, chiếm 7% tổng lượng khách du lịch của toàn tỉnh, qua đó góp phần quan trọng vào thành tích ấn tượng của ngành du lịch Ninh Bình.
Năm 2023 tiếp tục là năm ngành Du lịch Ninh Bình bứt tốc mạnh mẽ khi nhiều chỉ tiêu vượt xa so với kế hoạch năm. Đây là tiền đề, động lực để ngành tiếp tục kỳ vọng vào những mục tiêu cao hơn trong năm mới, đưa du lịch Ninh Bình ngày càng phát triển.
Sau đợt cao điểm hè dành cho khách nội địa, từ tháng 10 đến tháng 3, 4 năm sau được xem là "mùa vàng" để đón khách du lịch quốc tế. Dự báo lượng khách quốc tế đến Ninh Bình sẽ tăng cao, vì vậy ngành du lịch đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế.
Với việc đa dạng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiều nhiệm vụ đã được ngành Du lịch triển khai hiệu quả, tạo đà để hoàn thành vào hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra.
Chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là vấn đề mang tính chiến lược được đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch COVID-19 khiến cách thức tiếp cận du lịch thay đổi. Nắm bắt xu thế đó, ngành du lịch Ninh Bình đã và đang tích cực triển khai "du lịch số". Đây được xem như đòn bẩy thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển bền vững hơn. Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Du lịch về vấn đề này.
Sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Ninh Bình đã phục hồi mạnh mẽ. Đây là kết quả của quá trình đổi mới, hiện đại nền hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển bình đẳng, bền vững.
Sau Tết Nguyên đán là thời điểm "vàng" khi du lịch Ninh Bình bước vào mùa cao điểm đón khách. Để tránh tình trạng quá tải, cũng như các hệ lụy như nạn chặt chém, xô đẩy, chen lấn, mất an ninh trật tự,… ngành Du lịch Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp với quyết tâm không để xảy ra quá tải mùa cao điểm.
Du lịch là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của dịch COVID-19, song cũng là ngành có tốc độ phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Năm 2022, ngành Du lịch Ninh Bình đã thực sự "phá băng" bằng những kết quả ấn tượng. Toàn tỉnh đã đón hơn 3,6 triệu lượt khách tham quan, vượt xa mục tiêu đề ra là 2,5 triệu lượt.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày. Đây là kỳ nghỉ cuối cùng trong năm nên ngành Du lịch Ninh Bình tranh thủ cơ hội để "hút" khách nội địa và sẵn sàng đón khách quốc tế. Để phục vụ nhu cầu của du khách một cách tốt nhất, ngành Du lịch đã "kích hoạt" các điều kiện, trong đó yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu.
Những năm gần đây, ngành Du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, lượng du khách đến Ninh Bình và doanh thu từ du lịch tăng. Du lịch Ninh Bình đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam, nằm trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước. Bên cạnh kết quả đáng được ghi nhận thì một trong những hạn chế là sản phẩm du lịch, dịch vụ còn đơn điệu, thiếu sức hút để "níu chân" du khách ở lại lâu hơn với Ninh Bình.
Sau gần hai năm dừng hoạt động do đại dịch COVID- 19, nay thị trường du lịch trong nước, quốc tế mở cửa trở lại, ngành du lịch Ninh Bình với nhiều hào hứng, đang tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, ra mắt nhiều sản phẩm mới sẵn sàng chào đón khách du lịch.
Nhằm sớm ổn định, từng bước phục hồi và phát triển du lịch trong tình hình mới; trên cơ sở đánh giá tình hình diễn biến dịch bệnh, khả năng kiểm soát dịch COVID-19 trên thế giới, trong nước và trong tỉnh, ngành du lịch Ninh Bình đang triển khai tích cực, hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp du lịch hoạt động trở lại.
Mặc dù chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng ngành du lịch Ninh Bình đã, đang triển khai nhiều giải pháp để thích ứng và quyết tâm phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022. Dưới đây là cuộc trao đổi của phóng viên qdnd.vn với đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình để hiểu rõ hơn về các giải pháp phục hồi hoạt động du lịch trong tỉnh.
Năm 2021, tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành Du lịch do dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại ảnh hưởng đến việc nối lại các tuyến du lịch. Trước bối cảnh đó, ngành Du lịch Ninh Bình cùng với cả nước đang tích cực "tái cơ cấu" để phù hợp với điều kiện hiện nay, chờ đón các cơ hội phục hồi từ du lịch nội địa. Phóng viên Báo Ninh Bình đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp thiết thực để ngành Du lịch sớm phục hồi trở lại.